Máy tính là một công cụ quen thuộc gắn liền với cuộc sống hiện đại công nghệ hiện nay. Và 2 thứ quan trọng nhất mỗi khi nhắc tới máy tính không ai khác chính là phần cứng và phần mềm máy tính. Phần cứng máy tính là những thứ nhìn thấy và sờ vào được, vậy còn phần mềm thì sao? Cùng tìm hiểu cùng Sửa chữa Laptop 24h.com nhé.
Như đã nói ở trên, trái với phần cứng chính là phần mềm máy tính – là thứ không thể chạm hay cầm nắm được. Tuy tượng hình là thế nhưng phần mềm máy tính đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần hoạt động của máy tính.Hay nói cách khác máy tính của bạn sẽ không thể hoạt động nếu như thiếu đi phần mềm máy tính.
Bạn biết không, phần mềm máy tính chính là các chương trình trong máy tính, chúng có vai trò hướng dẫn cho máy tính biết rằng nhiệm vụ cũng như cách thức thực hiện của máy tính với từng công việc cụ thể. Để hiểu rõ hơn về phần này, hãy cùng Sửa chữa Laptop 24h .com tìm hiểu về những thông tin cơ bản của hệ thống phần mềm máy tính qua bài viết dưới đây!
1. Khái niệm về phần mềm máy tính
Software hay còn gọi là phần mềm máy tính – là tập hợp dữ liệu và các câu lệnh nhằm hướng dẫn máy tính để điều khiển các chức năng và thực hiện các lệnh. Phần mềm máy tính không chỉ trái ngược về hình dáng mà còn có chức năng ngược lại với phần cứng máy tính. điều này trái ngược với phần cứng máy tính. Điều này được quy định trong nền khoa học máy tính, ngoài ra chúng còn đã quy định rằng tất cả thông tin sẽ được xử lý bởi hệ thống máy tính, chương trình và dữ liệu chính là các phần mềm máy tính.
Những phần mềm máy tính hay chính là các chương trình máy tính, thư viện và dữ liệu không thể thực thi liên quan. Đơn cử như như phần tài liệu trực tuyến hoặc phương tiện kỹ thuật số chính là ví dụ về phần mềm máy tính. Trái ngược nhau là thế tuy nhiên phần cứng và phần mềm máy tính không thể hoạt động riêng lẻ mà chúng tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Chúng cũng chẳng thể hoạt động cá nhân nếu thiếu 1 trong 2.
2. Những đặc điểm cơ bản của phần mềm máy tính
Bên trong phần mềm máy tính được cấu hình thành nhiều công cụ riêng lẻ khác nhau. Bởi mỗi một công cụ sẽ thực hiện những chức năng và nhiệm vụ riêng, rồi đều phục vụ một mục đích lớn do phần mềm máy tính giao cho. Về cơ bản, phần mềm của máy tính được chia thành 2 loại:
2.1. Phần mềm ứng dụng
Khi máy tính thực hiện các nhiệm vụ bao gồm chương trình cho phép bạn thực hiện các thao tác để hoàn thành một công việc nào đó. Mỗi một hệ thống máy tính sẽ có một phần mềm ứng dụng, chúng được kết nối trực tiếp với nhau để cùng vận hành các chức năng phục vụ cho chương trình mà máy tính đang cần xử lý.
Phần mềm ứng dụng máy tính
Phần mềm ứng dụng trên máy tính có chức năng quản lý mọi sự hoạt động của các phần cứng máy tính, để thực hiện nhiệm vụ cung cấp các chức năng cơ bản cho từng mục đích sử dụng trên máy tính của bạn. Một số phần mềm ứng dụng phổ biến mà có thể bạn dùng hằng ngày đó là:
- Phần mềm Ứng dụng hỗ trợ xử lý văn bản
- Phần mềm Ứng dụng bảng tính
- Ứng dụng Email
- Ứng dụng Internet
2.2. Phần mềm hệ thống
Bên cạnh phần mềm ứng dụng thì còn một công cụ nữa trong khối phần mềm máy tính chính là phần mềm hệ thống, hay còn gọi là hệ điều hành (OS). Tương tự như phần mềm ứng dụng thì phần mềm hệ thống vô cùng quan trọng, chúng chịu trách nhiệm chạy các phần mềm hoạt động trên máy tính. Những phần mềm hệ thống này sẽ có nhiệm vụ kiểm soát tất cả các hoạt động của máy tính và những thiết bị hoạt động trên đó.
Có thể nói phần mềm hệ thống chính là cơ quan đầu não điều khiển mọi hoạt động sống của toàn bộ hệ thống máy tính. Thậm chí, nếu không có phần mềm hệ thống thì phần mềm ứng dụng sẽ không hoạt động được. Cùng điểm qua một số hệ điều hành phổ biến trên máy tính và được thiết kế phù hợp với các phần mềm ứng dụng:
- Hệ điều hành (operating system)
- Trình điều khiển thiết bị (driver)
- Tiện ích (utility)
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức cũng như hiệu được hệ thống phần mềm máy tính. Qua đó bạn sẽ hiểu hơn công cụ mà mình sử dụng mỗi ngày để có thể biết cách sử dụng, xử lý công cụ tuyệt vời này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kỳ câu hỏi nào về phần mềm máy tính hãy liên hệ để được hỗ trợ sớm nhất!
Bạn có thể quan tâm tới bài viết: