Bên cạnh sơn sàn Epoxy thì sơn PU cho nền nhà xưởng cũng được nhiều người quan tâm sử dụng. Hiệu quả thi công của sơn PU cho nền nhà xưởng cũng không thua kém gì dòng sơn Epoxy. Vậy sơn PU mang đến những lợi ích gì cho nền nhà xưởng. Quy trình thi công sơn PU cho nền nhà xưởng ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
1. Lợi ích khi thi công sơn PU cho nền nhà xưởng
Sơn sàn công nghiệp polyurethane (PU) là sàn thi công hoàn thiện có độ bền cao, được sản xuất bằng hệ thống nhựa polyurethane 4 thành phần chịu tải lớn. Do vậy mà bề mặt sau khi thi công chịu được sự mài mòn cơ học, có khả năng chống lại axit hóa chất, nước và chống sốc nhiệt cực tốt.
Sơn PU cho nền nhà xưởng mang lại những lợi ích sau đây:
- Khả năng chống bám bụi, dễ dàng cho việc lau chùi vệ sinh.
- Khả năng kháng khuẩn nên ngăn chặn sự hình thành và xâm nhập của các vi khuẩn từ nền, sàn.
- Tạo beề mặt bóng mịn, màu sắc tươi sáng và không bị bay màu hay phai màu, không bị ảnh hưởng bởi hóa chất hay tia UV.
- Khả năng chống trơn trượt mài mòn cực tốt và chịu được áp lực cơ học cao.
- Khả năng chống thấm nước và hóa chất.
- Sơn PU chịu nhiệt tốt: có thể vệ sinh, làm sạch với nước nóng, chịu nhiệt lên tới 140 độ C.
- Thi công sơn PU đơn giản, dễ dàng, thời gian thi công nhanh chóng.
>> Xem thêm: Sơn nền epoxy nhà xưởng JYMEC – Lựa chọn tin dùng của mọi công trình
2. Quy trình thi công sơn PU cho nền nhà xưởng đúng chuẩn
Quy trình thi công sơn PU cho nền nhà xưởng chuẩn xác đúng kỹ thuật gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Dùng máy mài sàn công nghiệp để chà nhám toàn bộ bề mặt sàn giúp loại bỏ hết chất bẩn và vật nhỏ mắc lại trên sàn gây lồi lõm, đồng thời giúp cho lớp sơn phủ bám dính tốt hơn trên bề mặt sàn.
Bạn cũng nên mài góc, chân tường, loại bỏ những vụn hồ, vụn bê tông để có được khối bê tông hoàn hảo hơn.
Sau đó dùng máy hút bụi công nghiệp và khăn lau để làm sạch toàn bộ bề mặt sàn.
Bước 2: Trám trét, chống ẩm và thi công sơn lót
Trám trét những lỗ hổng, những khuyết tật nhỏ trên bề mặt sau đó thi công một lớp sơn lót lên toàn bộ bề mặt sàn. Lớp sơn lót này có vai trò là lớp sơn trung gian giúp cho lớp sơn phủ bám dính chắc chắn hơn trên nền bê tông.
Bước 3: Thi công lớp sơn PU đầu tiên
Sau khoảng 1 giờ khi lớp sơn lót đã khô thì tiến hành thi công lớp sơn PU đầu tiên cho nền nhà xưởng. Lưu ý là phải phủ kín toàn bộ bề mặt nền nhà xưởng.
Bước 4: Kiểm tra, khắc phục khuyết điểm
Sau khi thi công lớp sơn phủ thứ nhất những khuyết điểm chưa khắc phục hết sẽ lộ rõ hơn. Lúc này bạn cần kiểm tra toàn bộ mặt sàn. Tiến hành lăn rulo để đảm bảo lấp toàn bộ lỗ nhỏ trên bề mặt sàn kết hợp với việc dùng putty trét bổ sung những vị trí khuyết tật.
Bước 5: Thi công lớp sơn PU hoàn thiện
Thi công lớp sơn PU thứ 2 lên toàn bộ bề mặt sàn. ở những vị trí chân tường hay những vị trí rulo không chạm tới thì hãy sử dụng cọ quét để thi công. Tránh lăn, phun vào tường hay lăn để lại vệt rulo gây mất thẩm mỹ.
Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Kiểm tra tổng quát công trình một lần nữa, nếu có lỗi thì khắc phục kịp thời, nếu không có vấn đề gì thì sau khoảng 2 ngày thì người và các vật trọng lượng nhẹ có thể di chuyển nhẹ nhàng trên bề mặt sàn. Sau khoảng 3 đến 5 ngày khi lớp sơn PU đã khô thì có thể đi lại và làm việc bình thường trên sàn.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn thi công sơn PU cho nền nhà xưởng. Hy vọng qua bài viết này các bạn cũng có thể thấy được nhiều ưu điểm của dòng sơn PU cho nền nhà xưởng. Và qua đây cũng biết thêm những thông tin cần thiết để tiến hành thi công sơn Pu cho nền nhà xưởng của mình một cách hoàn hảo nhất nhé.
>> Xem thêm:
- Sơn Epoxy giàu kẽm và nguyên lý bảo vệ sắt thép
- Bật mí cách thiết kế tủ bếp màu nâu cho vẻ ngoài ấm áp, tự nhiên