Có nên sử dụng dầm bê tông đúc sẵn không?

Trước đây, xây dựng công trình theo kiểu truyền thông là thường phải sử dụng đến gạch, vôi vữa, xi măng. Hiện nay, đã có những biện pháp khác thay thế cách thi công truyền thống. Đó là sử dụng dầm bê tông đúc sẵn. Vậy có nên dùng hình thức này không? Cùng khám phá câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé.

Đôi nét về cấu kiện dầm bê tông

Dầm bê tông cốt thép là cấu kiện bao gồm 2 vật liệu chính là bê tông và cốt thép. Trong xây dựng, nó thường mang hình dạng là kết cấu hình chữ nhật hoặc hình vuông. Dầm sẽ được gác lên cột trong nhà hoặc các công trình xây dựng khác cũng tương tự. 

Với phần bê tông có khả năng chịu lực tốt và chống cháy sẽ được hợp thành từ xi măng, cát, đá và nước. Như vậy, hoàn toàn có thể hình dung chi tiết dầm bê tông sẽ được hình thành từ xi măng, đá, cát và thép (gồm sắt Fe và Cacbon C cùng một số nguyên tố hóa học khác). Dầm bê tông cốt thép có khả năng chịu uốn nhiều hơn chịu nén. 

Dầm bê tông đúc sẵn là gì? 

Dầm bê tông đúc sẵn là sản phẩm của công nghệ hiện đại ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay. Ở những nước hiện đại có sự phát triển công nghiệp hóa thì phương pháp sử dụng dầm bê tông đúc sẵn được ứng dụng vô cùng phổ biến. 

Dầm bê tông đúc sẵn là khối bê tông và cốt thép được đúc trong khuôn và khuôn này sẽ được dùng tái đi tái lại nhiều lần. Sau khi đúc xong, sản phẩm sẽ chuyển đến nơi bảo dưỡng trong môi trường được kiểm soát và chuyển đến công trình xây dựng, đặt đúng vị trí thành cấu trúc cụ thể theo bản thiết kế. 

Ứng dụng của dầm bê tông đúc sẵn 

Đối với các công trình nhà dân dụng, nhất là nhà cao tầng thì cần thi công đúng tiến độ hoặc vượt thời gian đề ra theo chủ thầu đề ra. Dùng dầm bê tông đúc sẵn sẽ giúp giảm thời gian thi công và thực hiện công trình đơn giản hơn. 

Ở các dự án xây dựng chung cư, dầm sàn có thể dùng dầm bê tông đúc sẵn. 

Đối với các công trình xây dựng cầu và cơ sở giao thông hạ tầng: trong xây dựng cầu thì các kết cấu dầm cầu thường sử dụng dầm bê tông đúc sẵn có cường độ cao dự ứng lực, phần nền móng gia cố vững chắc bằng phương pháp cọc ống ly tâm dự ứng lực đúc sẵn. 

Bản mặt cầu sẽ được tạo thành từ 2 lớp 

+/ Lớp đầu tiên sử dụng bê tông đúc sẵn mang chiều dày là 12,5cm. 

+/ Lớp thứ 2 là bề rộng cốt thép thường đổ tại chỗ mang chiều dày là 12.5 cm. 

Có nên sử dụng dầm bê tông đúc sẵn không? 

Trong thực tế và nhận định của nhiều chuyên gia thì nên sử dụng dầm bê tông đúc sẵn để đem tới các lợi ích thiết thực, cụ thể là: 

Tiết kiệm tối đa thời gian thi công 

So với đổ trực tiếp tại công trình sẽ tốn khá nhiều thời gian với nhiều quy trình phức tạp. Dầm bê tông đúc sẵn thì đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn, chỉ cần thực hiện các bước: 

  • Dựng hệ dầm chịu lực 
  • Lắp ghép các tấm dầm bê tông đúc sẵn tại nhà máy 
  • Đè thêm một lớp thép bên dưới và đổ thêm lớp bê tông mỏng ở trên dầm đúc sẵn là đã hoàn thiện. 

Chỉ đơn giản thế thôi vừa có công trình hoàn thiện đẹp mắt lại tiết kiệm được nhiều thời gian thi công. 

Thân thiện hơn với môi trường và công nhân 

Dầm bê tông đúc sẵn sẽ được sản xuất hàng loạt trong nhà máy, khi đã đạt tiêu chuẩn thì vận chuyển tới công trình. Như vậy, người lao động sẽ không phải chiu nhiều khói bụi như xi măng, cát hay các vật liệu rời,.. đem tới sự an toàn và thân thiện cho môi trường hơn. 

Tiết kiệm chi phí 

So với các xây dựng truyền thống thì dầm bê tông đúc sẵn giảm tải trọng cho móng. Vậy nên, chủ thầu không phải đầu tư quá nhiều nền móng, giảm thiểu được khá nhiều chi phí. 

Độ bền tốt

Dầm bê tông đúc sẵn tại các nhà máy, công  xưởng được trang bị máy móc công nghệ hiện đại và chúng phải đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt trước khi đưa vào sử dụng. Vậy nên theo các chuyên gia, dầm bê tông đúc sẵn có độ bền khá cao. 

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

Rate this post

administrator

Read Previous

Cách kiểm tra nhiệt độ của CPU trên laptop đơn giản nhất

Read Next

Cấu tạo và ưu điểm của dầm liên hợp thép bê tông

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *