Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân theo đó cũng tăng cao. Vì vậy, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng và là nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước. Ngoài những thắc mắc về lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, về cách hạch toán chi phí khi tính thuế TNDN,… kế toán còn đặt ra vấn đề đó là người bán hàng đa cấp có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Bài viết này sẽ gửi đến những điều cần biết về thuế thu nhập cá nhân đối với người bán hàng đa cấp.
1. Bán hàng đa cấp là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, bán hàng theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.
Theo đó, người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
2. Đối tượng và điều kiện phải nộp thuế
a. Đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế là cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hình thức đại lý bán đúng giá.
Lưu ý: Cá nhân bán hàng đa cấp là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động bán hàng đa cấp (theo Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
b. Điều kiện nộp thuế TNCN:
– Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng bán hàng đa cấp có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên/năm dương lịch thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
– Doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên gồm: Tổng số tiền hoa hồng của đại lý, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thu khác mà cá nhân nhận được trong năm dương lịch.
3. Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi bán hàng đa cấp
Thuế thu nhập cá nhân đối với người bán hàng đa cấp được tính như sau:
Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế đối với cá nhân làm đại lý bán hàng đa cấp là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu.
Theo điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 92/2015/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi bán hàng đa cấp được tính như sau:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 5%
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của tổng số tiền hoa hồng, các khoản thưởng dưới mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản thu khác mà cá nhân nhận được từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
– Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu bán hàng đa cấp là 5%.
Thời điểm xác định doanh thu tính thuế: Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả tiền hoa hồng cho cá nhân.
4. Trách nhiệm của cá nhân vi phạm về nộp thuế TNCN
Trường hợp 1: Chậm nộp thuế
Nếu chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế trước 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế thì sẽ bị xử lý về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
06 Trường hợp xuất hàng hóa, dịch vụ không cần lập hóa đơn bán hàng Hướng dẫn tra cứu Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Hướng dẫn tra cứu Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Trường hợp 2: Không nộp thuế
– Nếu không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì sẽ bị coi là hành vi “trốn thuế”.
– Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi không nộp thuế (căn cứ vào số tiền thuế không nộp) mà sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế (theo Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC) hoặc Tội trốn thuế (theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).
– Khi xử lý vi phạm hành chính với hành vi trốn thuế thì sẽ không phân biệt cố ý hoặc vô ý (dù là cố ý hoặc vô ý đều bị xử phạt).