4 điều cần biết về Sổ bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng đối với người lao động. Không chỉ ghi chép quản lý quá trình tham gia BHXH, mà còn là căn cứ để giải quyết nhiều chế độ an sinh cho người lao động. Tuy nhiên không nhiều người hiểu hết về mọi vấn đề pháp lý xoay quanh cuốn sổ này. 

Bài viết này giới thiệu 4 điều cần biết về Sổ bảo hiểm xã hội theo những quy định của luật bhxh mới nhất; để người lao động đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội

1. Sổ bảo hiểm xã hội do ai giữ

Trước đây, chủ sử dụng lao động là người có trách nhiệm giữ sổ BHXH cho nhân viên của mình. Tuy nhiên từ ngày 01/01/2016 – ngày Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thì người lao động là người có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH của mình (theo khoản 3 Điều 19).

2. Làm thế nào để được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH có nêu rõ các trường hợp sau sẽ được cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội

– Cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

– Cấp lại bìa sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

– Cấp lại tờ rời sổ Bảo hiểm xã hội  các trường hợp: mất, hỏng.

Về hồ sơ

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).

Về trình tự thực hiện

– Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ cho cơ quan BHXH hoặc nộp thông qua đơn vị đang làm việc và trong thời gian không quá 10 ngày kể từ nhận đủ hồ sơ, người lao động sẽ được nhận sổ BHXH mới.

– Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động làm việc thì không quá 45 ngày.

3. Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội

Theo khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, Một người có từ 2 sổ Bảo hiểm xã hội trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ bảo hiểm xã hội, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.
Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định chi tiết hồ sơ làm thủ tục gộp sổ BHXH như sau:
– Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người lao động);
– Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (đối với người lao động);
– Sổ BHXH (tất cả các sổ mà người lao động có);
– Mẫu D01-TS: Bảng kê thông tin (đối với doanh nghiệp).

Về trình tự thực hiện

 

– Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động nơi mình đang làm việc hoặc trực tiếp nộp tại cơ quan BHXH nơi tham gia bảo hiểm.

 

– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định hoặc không quá 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở các tỉnh khác nhau hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì người lao động được cấp sổ BHXH mới.

 

4. Người lao động có được tự chốt sổ BHXH hay không?

Theo khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 có nêu:

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH cùng những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động. 

2 Cách tra cứu Bảo hiểm thất nghiệp cực kỳ đơn giản 

8 trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đầy đủ nội dung

Đồng thời, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng nêu:

– Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

 

Như vậy, trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động, người lao động không thể tự chốt sổ cho mình.

 

Rate this post

administrator

Read Previous

Bí quyết đạt thành công trong ngành tổ chức sự kiện

Read Next

Xuất hóa đơn điện tử sai thời điểm bị xử phạt như thế nào?

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *