06 Trường hợp xuất hàng hóa, dịch vụ không cần lập hóa đơn bán hàng

Để giúp các doanh nghiệp, kế toán thực hiện tốt nhất việc sử dụng hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn điện tử thì ngoài việc giải đáp các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ như hóa đơn điện tử có bảng kê không, trong bài viết này sẽ thống kê chi tiết 06 trường hợp xuất hàng hóa, dịch vụ không cần lập hóa đơn bán hàng.

Khi xuất hàng hóa và dịch vụ, có một số những trường hợp dưới đây không xuất hóa đơn bán hàng như sau:

-Thứ nhất là những mặt hàng tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp

– Thứ hai, Khi doanh nghiệp xuất hàng hóa dưới những hình thức như là cho vay, cho mượn hoặc là hoàn trả hàng hóa

– Thứ ba, Doanh nghiệp xuất hàng hóa với mục đích là vận chuyển hàng hóa đó đến địa điểm cửa khẩu. Hoặc là vận chuyển đến nơi làm thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp này thì đã sử dụng phiếu xuất kho hoặc là kiêm vận chuyển nội bộ trong doanh nghiệp.

– Thứ tư, doanh nghiệp xuất hàng hóa để vận chuyển đến những chí nhánh nhỏ của công ty. Phục vụ cho việc buôn bán trong toàn hệ thống doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì việc xuất hàng để vận chuyển, trao đổi giữa các cơ sở bán hàng với nhau.

– Thứ năm, doanh nghiệp xuất hàng hóa đến cho những cơ sở làm công tác viên. Những địa điểm nhận bán hàng đúng giá của doanh nghiệp. Trong quá trình xuất thì có thể sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

– Thứ sáu khi xuất hàng hóa để bán lưu động và có sử dụng phiếu xuất kho

hóa đơn bán hàng

Trên đây là 06 trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp không cần lập hóa đơn bán hàng. Vậy, đối với trường hợp hóa đơn dưới 200 nghìn đồng thì có phải thực hiện việc lập hóa đơn hay không? Theo quy định tại thông tư 32, thông tư 39 thì doanh nghiệp khi triển khai sử dụng hóa đơn, đối với các đơn hàng dưới 200 nghìn đồng thì sẽ không bắt buộc phải lập hóa đơn trừ trường hợp khách hàng có yêu cầu. Tuy nhiên, theo quy định mới tại Nghị định 119 và Thông tư 68 về hóa đơn điện tử thì người bán bắt buộc phải lập hóa đơn không phân biệt giá trị từng lần thanh toán. Mặt khác, theo quy định của Thông tư 68/2019 thì Thông tư 32/2019 sẽ có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/10/2020. Như vậy, hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang triển khai sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư, quy định cũ các doanh nghiệp cũng không bắt buộc phải lập hóa đơn bán hàng với trường hợp hóa đơn dưới 200 nghìn đồng.

Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm rõ hơn quy định về các trường hợp xuất hàng hóa, dịch vụ không cần lập hóa đơn bán hàng. Trước thời hạn bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử đang đến gần, quý doanh nghiệp nên lưu ý các mốc thời gian sau để đảm bảo lộ trình chuyển đổi được tốt nhất: 

Hướng dẫn tra cứu Thông báo phát hành hóa đơn điện tử 

Nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN qua mạng bằng cách nào?

-Từ ngày 01/11/2020:

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải hoàn thành xong việc chuyển đổi sang HĐĐT, HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định.

-Từ ngày 01/11/2018 – ngày 31/10/2020: doanh nghiệp đã đặt in; thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn in tự in hoặc đặt mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng số hóa đơn đó đến ngày 31/10/2020 theo quy định của Nghị định 51/2010.

-Trước ngày 01/11/2018: Doanh nghiệp đã thực hiện thông báo phát hành HĐĐT hoặc đăng ký sử dụng HĐĐT của cơ quan thuế trước ngày này thì vẫn được tiếp tục sử dụng.

– Kể từ ngày 01/11/2020: Các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định

 

Rate this post

administrator

Read Previous

3 yếu tố giúp bạn chọn được sàn gỗ malaysia đẹp và phù hợp nhất cho ngôi nhà bạn

Read Next

CHÙA HÒN Đ Á VÀNG KYAIKHTIYO

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *